Bảo trì - Vận hành

Bao gồm các công tác sau:

I ) Khảo sát

   1) An toàn hệ thống

  • Kiểm tra an toàn toàn bộ hệ thống theo tiêu chuẩn an toàn điện.
  • Kiểm tra, phát hiện các dấu hiệu tổn thương, xuống cấp, các thiết bị hết tuổi thọ sử dụng, sử dụng không đúng công năng có thể phát sinh những nguy cơ gây mất an toàn hệ thống.

​   2) Thông số kỹ thuật

  • Kiểm tra, đo đạc, ghi nhận chi tiết các thông số hệ thống, thiết bị.
  • Thu thập các tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, lịch vận hành bảo trì hiện hữu, thời gian đưa vào vận hành của toàn bộ máy móc, thiết bị.

   ​3) Lập hồ sơ hệ thống

     Hồ sơ hệ thống chi tiết bao gồm:

  • Bản vẽ hệ thống, sơ đồ đấu dây.
  • Hồ sơ kỹ thuật thiết bị.
  • Thông số hoạt động thực tế tại thời điểm khảo sát.

​   4) Lập báo cáo hiện trạng, cảnh báo, khuyến cáo nếu cần

II) Lập lịch bảo trì

Lập kế hoạch bảo trì cho hệ thống và từng chủng loại thiết bị cụ thể, dựa vào:

  • Hiện trạng, tuổi thọ hệ thống.
  • Tài liệu kỹ thuật máy móc thiết bị.
  • Điều kiện vận hành.
  • Điều kiện môi trường.

​III) Lập quy trình vận hành

Dựa vào hồ sơ kỹ thuật của hệ thống và yêu cầu vận hành của khách hàng, đưa ra quy trình vận hành tối ưu, đáp ứng các nhu  cầu sau:

  • Thuận tiện, hợp lý với hoạt động của khách hàng.
  • Quy trình an toàn cho người sử dụng, người vận hành.
  • Tiết kiệm năng lượng, tài nguyên.
  • Kéo dài tuổi thọ máy móc, thiết bị.
  • Giảm ảnh hưởng, tác động đến môi trường.

Song song đó, đưa ra giải pháp tối ưu hóa hệ thống.

IV) Tính toán tối ưu chi phí

  • Phí đầu tư mới, nâng cấp hệ thống.
  • Phí vận hành.
  • Phí duy tu, bảo trì, sửa chữa.

Bảo trì - Vận hành
Bảo trì - Vận hành
Bảo trì - Vận hành
Bảo trì - Vận hành
Bảo trì - Vận hành